Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

DI LINH VÙNG CAO NGUYÊN THÍCH HỢP CÂY CÀ PHÊ

Thu Hoặch

Di Linh là vùng đất bazan màu mỡ, có tổng diện tích tự nhiên hơn 162.000 ha; trong đó, có 47.000 ha đất nông nghiệp. Di Linh có tiểu vùng thời tiết, khí hậu rất thích hợp đối với các loại cây công nghiệp mà đặc biệt là cây cà phê.

Trước đây, sau khi nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng, người Pháp đã lập nên các đồn điền trồng cà phê trên vùng đất này. Người dân ở đây, phần lớn làm thuê cho các đồn điền cà phê của Pháp, số ít cũng bắt đầu trồng cà phê. Tổng diện tích cà phê của Di Linh trước năm 1975 chỉ có 750 ha. Sau ngày miền Nam giải phóng, trong thời kỳ đầu tập trung giải quyết "cái ăn", huyện Di Linh chỉ chú trọng củng cố và phát triển cây lương thực, chưa có định hướng và giải pháp củng cố, phát triển cây công nghiệp, nhiều người đã chặt bỏ cây cà phê để trồng cây lương thực và các loại cây khác. Sau đó vài năm, huyện xác định chủ trương: vừa lo cho dân cái ăn, cái mặc bằng cách khôi phục, phát triển cây lương thực để đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa vận động nhân dân phát huy thế mạnh vùng cây công nghiệp để từng bước cải thiện, nâng cao đời sống và làm giàu cho quê hương.
Trong các  loại cây công nghiệp,  cây cà phê có "chỗ đứng" chiếm ưu thế hơn. Huyện đã có nhiều chủ trương và giải pháp khuyến khích phát triển cây cà phê, như: giải quyết tốt công tác định canh định cư, lập vườn hộ, nhà gắn với  vườn. Mặt khác, tập trung đội ngũ cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân trồng và
Cà Phê Sai Trái

thâm canh cà phê. Huyện cũng khuyến khích phát triển cây cà phê vùng đồng bào dân tộc bằng nhiều giải pháp; trong đó, có giải pháp là huyện tổ chức gieo ươm cây giống rồi cung cấp tận nơi cho bà con dân tộc vùng sâu, vùng xa trồng mới. Phong trào trồng cà phê bắt đầu có chiều hướng phát triển từ năm 1984. Năm 1984, toàn huyện trồng được 350 ha; năm 1985 trồng được 600 ha; năm 1986 trồng được 1.500 ha... Diện tích trồng mới cây cà phê của huyện theo đà ấy cứ tăng dần. Cao điểm là năm 1994, năm hoàng kim của cây cà phê, khi giá cà phê tăng lên 30.000đ, 40.000đ/1 kg nhân, Di Linh có tốc độ trồng cà phê như "vũ bão". Có năm, toàn huyện trồng mới 3.500 ha- 4.000 ha cà phê. Không những người dân ở địa phương mà ở nhiều địa phương tập trung về Di Linh trồng cà phê. Cũng chính từ thời điểm này trở đi, Di Linh hình thành một vùng chuyên canh cà phê. Toàn huyện phát triển diện tích cà phê đến năm 1996 là 23.000 ha và đến nay có trên 40.000 ha.

Khi đã hình thành vùng chuyên canh cà phê, huyện Di Linh chủ trương không phát triển thêm diện tích (chỉ trừ mở rộng diện tích theo các dự án) mà chủ yếu tập trung vào khâu thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế bằng cách từng bước cơ giới hóa, mở rộng khâu thủy lợi để phòng chống hạn, tăng cường đầu tư phân bón và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật... Hiện nay, toàn huyện có gần 10.000 máy cày, máy kéo, máy bơm, máy xay xát; 250 đập, hồ nước và các công trình thủy lợi nhỏ và hàng năm đầu tư trên 50.000 tấn phân các loại.
Tốc độ tăng GDP bình quân của Di Linh hàng năm (thời kỳ 1996-2000) là 22,59%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 490 USD, tăng 52% so 1996. Thu nhập GDP của huyện chi phối chủ yếu bằng thu nhập từ cây cà phê. Năm 1996, sản lượng cà phê toàn huyện thu được 17.188 tấn, năm 2000 là 44.000.
Di Linh hình thành được vùng chuyên canh cây cà phê là điều đáng mừng tuy nhiên, trong quá trình phát triển, vẫn còn một số mặt chưa cân đối, nhất là chưa chú trọng phát triển khâu công nghiệp chế biến để nâng giá trị sản  phẩm hàng hóa cà phê. Do vậy, huyện sẵn sàng đón nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các

thành phần kinh tế đến Di Linh để đầu tư khâu công nghiệp chế biến, như: sấy khô, đánh bóng, chế biến thành các dạng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Nền kinh tế của huyện phát triển mạnh, nhưng không vững chắc bởi còn trong thế độc canh, chủ yếu là cây cà phê. Còn cây chè, cây dâu tằm và các loại cây trồng khác bị xem nhẹ. Những năm trước, cà phê có "giá", đời sống kinh tế - xã hội chuyển biến rõ nét, người dân hăng hái, an tâm đầu tư sản xuất. Nhưng khi cà phê bị "rớt" giá (như năm 2000) sản xuất có thể bị lỗ hoặc lãi rất thấp, người nông dân  dao động, việc đầu tư để bảo tồn cây cà phê gặp khó khăn. Và tất nhiên, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội của huyện.
 
Cơ cấu kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ, nhưng thực tiễn đã có sự mất cân đối. Nông nghiệp phát triển nhanh (trong nông nghiệp chỉ chú trọng phát triển cây cà phê), còn lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ  phát triển chậm, chưa cân đối với nông nghiệp. Trong định hướng phát triển từ 2001-2005, huyện Di Linh vẫn xác định cơ cấu kinh tế là nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở Di Linh không phải là việc giản đơn, đòi hỏi có sự kiên trì và chuyển dịch dần từng bước. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng không có nghĩa là chặt bỏ bớt cây cà phê để trồng cây khác. Di Linh sẽ tập trung các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhưng phải bảo vệ và nâng cao giá trị thông qua thâm canh vùng chuyên canh cây cà phê đã hình thành.

CAO NGUYÊN SƯƠNG MỜ

CAO NGUYÊN SƯƠNG MỜ

MỚI LÀ THỨ THIỆT

MỚI LÀ THỨ THIỆT